,
Từ kết quả báo cáo công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về an toàn bức xạ (ATBX) năm 2021 của 63 Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) các tỉnh, thành phố cho thấy: trong năm 2021, trên toàn quốc có 30 Sở KHCN đã tiến hành thanh tra, kiểm tra chuyên ngành về ATBX với tổng số 376 cơ sở, trong đó số cơ sở được thanh tra là 250 và số cơ sở được kiểm tra là 126.
Ngày 31/7/2019, tại Trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN), Cục An toàn bức xạ và hạt nhân (ATBXHN) đã tổ chức Hội thảo về Tăng cường công tác quản lý phế liệu sắt, thép và hàng hóa nhiễm xạ tại Việt Nam. Thứ trưởng Phạm Công Tạc đã đến dự và phát biểu khai mạc Hội thảo.
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ, an toàn bức xạ và hạt nhân theo chức năng, nhiệm vụ được giao; trong 2 ngày 11 và 12/5/2019, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang phối hợp với Trung tâm Chiếu xạ Hà Nội (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) tổ chức khóa đào tạo an toàn bức xạ cho nhân viên bức xạ trong y tế trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
Các nhà nghiên cứu tại Trung tâm chẩn đoán thú y quốc gia (NCVD) đã sử dụng các kỹ thuật dẫn xuất hạt nhân để kiểm soát sự lây lan của đợt Dịch tả lợn châu Phi (ASF) gần đây tại Việt Nam và các bệnh động vật khác tấn công Đông Nam Á. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng kiến thức được đào tạo và thiết bị thông qua hỗ trợ của IAEA, phối hợp với Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), để chẩn đoán nhanh các bệnh như ASF bằng kỹ thuật dẫn xuất hạt nhân và các kỹ thuật khác, giúp kiểm soát được sự lây lan và bảo vệ ngành chăn nuôi và an ninh ...
Ngày 05/9/2018, Bộ Trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký ban hành Thông tư số 13/2018/TT-BKHCN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BKHCN-BYT ngày 09/6/2014 của Bộ Trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Trưởng Bộ Y tế quy định về đảm bảo an toàn bức xạ trong y tế. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2018.