,

Tiêu chuẩn ĐLCL

Nội dung bắt buộc thể hiện bằng phương thức điện tử trên nhãn hàng hóa

Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 18/2022/TT-BKHCN quy định chi tiết một số nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa của một số nhóm hàng hóa bằng phương thức điện tử. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/02/2023.
Thông tư quy định chi tiết một số nội dung bắt buộc có thể hiện trên nhãn hàng hóa có thể thực hiện bằng phương thức điện tử của 27 nhóm hàng hóa (từ mục 25 đến mục 38; mục 40, 44, 50, 51 , 52, 53 và mục 58 đến mục 64 quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 111/2021/NĐ-CP).

Đối với các nhóm hàng hóa còn lại quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 111/2021/NĐ-CP và các nội dung khác không thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này không áp dụng ghi nhãn bằng phương thức điện tử theo quy định tại Thông tư này.
 

Phương thức điện tử được thể hiện rõ đường dẫn trên nhãn hàng hóa

 

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa; Cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân liên quan là các cơ quan chịu trách nhiệm về ghi nhãn hàng hóa được lựa chọn ghi nhãn hàng hóa bằng phương thức điện tử hoặc lựa chọn ghi trên nhãn hàng hóa gắn trực tiếp trên hàng hóa hoặc bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc ghi trong tài liệu kèm theo của hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 111/2021/NĐ-CP.

Nội dung ghi nhãn theo phương thức điện tử này đảm bảo các 2 yêu cầu sau: Phương thức điện tử được xác định đường dẫn trên nhãn hàng hóa; Bảo đảm phương tiện, thiết bị và/hoặc hướng dẫn khách hàng truy cập nội dung quy định bằng phương thức điện tử của hàng nhãn hóa tại chỗ; Nội dung có thể hiển thị bằng phương thức điện tử phải tương ứng với nội dung có thể hiển thị trên nhãn trực tiếp, không làm cho người đọc, xem, nghe hiểu sai bản chất của hàng hóa.

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện quản lý nhà nước về nhãn hàng hóa; nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nhãn hàng hóa bằng phương thức điện tử. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đang dự thảo Kế hoạch triển khai Thông tư số 18/2022/TT-BKHCN. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tập huấn, hướng dẫn thực hiện Thông tư số 18/2022/TT-BKHCN.

Trước đó, ngày 28/3/2023 Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 525/QĐ-BKHCN về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện Thông tư số 18/2022/TT-BKHCN, cụ thể hóa những nhiệm vụ cần thực hiện sau khi thông tư ban hành và có hiệu lực. Đặc biệt chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thống nhất thực hiện văn bản một cách hiệu quả.

Cụ thể, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa cũng đã phối hợp với Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bà Rịa Vũng Tàu, tổ chức triển khai tập huấn nội dung dự thảo Thông tư 18 cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, thường xuyên hướng dẫn bằng văn bản theo thẩm quyền được giao khi có vướng mắc từ phía các doanh nghiệp đối với các nội dung liên quan đến nhãn hàng hóa nói chung và ghi nhãn theo phương thức điện tử nói riêng.

Thông tư được đánh giá tích cực từ phía các doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý, khi đưa ra những quy định phù hợp với xu thế chung trước sự phát triển của nền kinh tế số, giúp các doanh nghiệp từng bước điện tử hóa việc ghi nhãn hàng hóa, giảm thiểu chi phí in ấn nhãn giấy theo phương thức truyền thống. Thông tư cũng đưa ra những quy định quản lý phù hợp, và luôn đảm bảo quyền lợi được cung cấp thông tin về hàng hóa của người tiêu dùng trước khi quyết định lựa chọn sản phẩm, hàng hóa./.

 

Nguồn: www.most.gov.vn

Tin cùng chuyên mục