,

Khoa học

Giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh đứng thứ 4/11 tỉnh miền núi phía Bắc

        Ngày 29-12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ban, ngành, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp tiêu biểu.
        Ngày 29-12, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết ngành. Đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo Hội nghị. Dự hội nghị có lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ, ban, ngành, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp tiêu biểu.

        Dự tại điểm cầu Tuyên Quang có các đồng chí: Nguyễn Văn Sơn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Thế Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các huyện, thành phố.
 

Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Tuyên Quang. Ảnh: Việt Hòa

        Năm 2021, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát tác động xấu đến hoạt động sản xuất, nhiều chuỗi ngành hàng bị đứt gãy, chi phí đầu vào tăng cao. Giữ vững trụ đỡ của nền kinh tế, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương khắc phục khó khăn, nỗ lực hoàn thành xuất sắc mục tiêu đề ra. Giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt khoảng 48,6 tỷ USD, vượt xa mục tiêu 42 tỷ USD mà Chính phủ đưa ra; tổng sản lượng lương thực đạt gần 44 triệu tấn. Giá trị gia tăng toàn ngành nông nghiệp ước tăng khoảng 2,85 - 2,9%, trong đó nông nghiệp tăng trên 3,18%, lâm nghiệp tăng trên 3,85%, thủy sản tăng trên 1,85%; tỷ lệ che phủ rừng 42,02%; tỷ lệ số xã đạt chuẩn nông thôn mới 68,2%.

        Trong giai đoạn tới, định hướng ngành nông nghiệp có nhiều điều mới, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, tích hợp đa giá trị và phát triển xanh.

        Ngành nông nghiệp Tuyên Quang đạt kết quả nổi bật, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản ước đạt trên 9.700 tỷ đồng, đạt 101,7% kế hoạch, tăng 5,3 % so với năm 2020, đứng thứ 4/11 tỉnh Miền núi phía Bắc; sản lượng lương thực đạt 34,8 vạn tấn, đạt 102,3 % kế hoạch; trồng mới trên 11.600 ha rừng, đạt 112,5 % kế hoạch, sản lượng khai thác rừng trồng đạt gần 100.000 m3, đạt 104% kế hoạch. Đã có 99 sản phẩm đăng ký nhãn hiệu, trong đó có 62 sản phẩm được bảo hộ của Cục Sở hữu trí tuệ, 3 sản phẩm có chỉ dẫn địa lý...Dự kiến hết năm 2021, toàn tỉnh có 54 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

        Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, năm 2021, mặc dù gặp đầy những khó khăn thách thức, dịch bệnh Covid-19 bùng phát ở nhiều địa phương, thiên tai xảy ra song nước ta vẫn giành thắng lợi toàn diện, đặc biệt là vực nông nghiệp và nông thôn. Nông nghiệp Việt Nam đã cho thấy vai trò sống còn, là bệ đỡ, cứu cánh của nền kinh tế quốc gia, góp phần quan trọng vào tăng trưởng dương. Sản xuất nông, lâm, thuỷ sản vẫn phát triển khá, đáp ứng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

        Đề cập nhiệm vụ, kế hoạch năm 2022, Thủ tướng nhấn mạnh, ngành Nông nghiệp cần biến nguy cơ thành thời cơ. Nguy cơ là biến đổi khí hậu, hình thái thời tiết cực đoan, dịch bệnh bùng phát song chúng ta đã có kinh nghiệm chống chọi. Thời cơ lớn là thị trường đang từng bước mở rộng sau khi các hiệp định thương mại quốc tế được thực thi. Do đó phải gỡ thể chế để ngành nông nghiệp vươn lên; tiếp tục tìm thị trường ổn định đầu ra cho sản phẩm trước khi sản xuất; thực hiện mục tiêu kép, tận dụng tốt các cơ hội, nỗ lực phục hồi phát triển kinh tế trong trạng thái bình thường mới. Trên cơ sở đó, nâng cao công tác dự tính, dự báo trên cơ sở thực tế để hạn chế những tổn thất trong phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

 

Nguồn: baotuyenquang.com.vn

Tin cùng chuyên mục