,

Sở hữu trí tuệ

Xây dựng và phát triển Thương hiệu ''Trâu Chiêm Hóa''

Hiện nay, trên địa bàn huyện Chiêm Hoá có trên 29.500 con trâu. Phấn đấu đến năm 2020, tổng đàn trâu trên địa bàn huyện đạt 32.000 con, mang lại giá trị kinh tế cao và bền vững cho người chăn nuôi trên địa bàn.
Chiêm Hóa là huyện miền núi, có đất đai và khí hậu thuận lợi cho chăn nuôi đại gia súc. Trong nhiều năm trở lại đây, công tác phát triển chăn nuôi được huyện Chiêm Hóa xác định là một trong những mũi nhọn để phát triển kinh tế. Trong đó, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trâu theo hướng sản xuất hàng hóa được chú trọng, phấn đấu đến năm 2020, tổng đàn trâu trên địa bàn huyện đạt 32.000 con, mang lại giá trị kinh tế cao và bền vững cho người chăn nuôi trên địa bàn.
Xác định chăn nuôi là yếu tố quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi trâu, những năm gần đây, cấp uỷ, chính quyền huyện Chiêm Hóa đã tích cực tuyên truyền, vận động bà con đẩy mạnh công tác chăn nuôi, đặc biệt là phát triển chăn nuôi theo mô hình hộ gia đình, khuyến khích mở rộng các mô hình chăn nuôi tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của tỉnh, của huyện. Bởi vậy, hiện nay, trên địa bàn huyện đã xuất hiện rất nhiều hộ gia đình chăn nuôi trâu với số lượng trên 10 con, vừa đảm bảo sức kéo mỗi khi mùa vụ, vừa là tài sản có giá trị kinh tế lớn cho các hộ gia đình.


1. Tình hình sản xuất kinh doanh:
Hiện nay, trên địa bàn huyện Chiêm Hoá có trên 29.500 con trâu. Bên cạnh việc triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ đàn gia súc, đặc biệt là đàn đại gia súc, huyện cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ vay vốn trong chăn nuôi cho bà con nông dân như Nghị quyết 12 của Hội đồng nhân dân tỉnh; Quỹ của Trung ương hội Nông dân Việt Nam, vốn vay 120, vốn vay tài trợ của Công đoàn Ngân hàng VietinBank với trị giá trên 33 tỷ đồng với trên 1.100 hộ nông dân tham gia. Năm 2015, sản phẩm Trâu Chiêm Hoá đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Đây là điều kiện đảm bảo giá trị sản phẩm trâu Chiêm Hóa có cơ hội được nâng cao, mở rộng được thị trường và tăng sản lượng tiêu thụ, đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng, thúc đẩy phát triển chăn nuôi ổn định, thu hút và tạo việc làm tại chỗ, tăng thu nhập cho lao động khu vực nông thôn.
Trong những đợt bình tuyển trâu khỏe giống tốt để nhân đàn, Chiêm Hóa đã chọn lọc được những con trâu đực có trọng lượng lên tới 700 kg/con; trâu cái 526 kg/con. Vài năm trở lại đây, nhu cầu thực phẩm thịt trâu tăng cao đã khuyến khích nhiều hộ huy động vốn phát triển chăn nuôi từ 15 con đến 25 con trâu. Huyện phấn đấu đến năm 2020 tổng đàn đạt 32.000 con. Tuy nhiên, trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, giá bán trâu Chiêm Hóa thường bị đánh đồng với giá trâu gié (trâu nhỏ), nhất là giá trâu thương phẩm gây thua thiệt cho hộ chăn nuôi trên địa bàn các xã trong huyện.


 
                                                                        Một số hình ảnh Trâu Chiêm Hóa

2. Tình hình xây dựng và phát triển thương hiệu
Nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, tạo lập vùng chăn nuôi tập trung và tăng thu nhập cho người chăn nuôi trâu, ngày 3-4-2014 Ủy ban nhân dân tỉnh đã có Quyết định số 758/UBND-KHCN về việc phê duyệt dự án “Xây dựng và phát triển thương hiệu (nhãn hiệu tập thể) trâu Chiêm Hóa của huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang”. Dự án do Phó Giáo sư, Tiến sỹ Đỗ Thị Thúy Phương, Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Đại học Thái Nguyên làm Chủ nhiệm. Hội Nông dân huyện Chiêm Hóa được chỉ định đứng tên lập hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể “Trâu Chiêm Hóa Tuyên Quang”. Hội Nông dân huyện Chiêm Hóa đã phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan, đặc biệt là sự giúp đỡ của Sở Khoa học và Công nghệ trong việc thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép sử dụng địa danh Chiêm Hóa để đăng ký nhãn hiệu. Hồ sơ đã được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ theo quy định, số đơn: 4-2015-11757, ngày nộp: 13/5/2015. Ngày 17-12-2015, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Trâu Chiêm Hóa Tuyên Quang” cho Hội Nông dân huyện Chiêm Hóa, số bằng: số 255719 cho Hội Nông dân huyện Chiêm Hóa. Theo đó, Nhãn hiệu tập thể đã bảo hộ độc quyền cho 3 nhóm sản phẩm, bao gồm nhóm trâu thịt đã qua chế biến; nhóm chăn nuôi trâu giống và chăn nuôi trâu thịt; nhóm mua bán trâu giống, trâu thịt và thịt trâu đã chế biến.

 

Có được nhãn hiệu tập thể "Trâu Chiêm Hóa Tuyên Quang" là điều kiện nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ; nâng cao giá trị sản phẩm trâu, tăng sản lượng tiêu thụ, góp phần tăng thu nhập cho người dân và giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân tại huyện Chiêm Hóa nói riêng và toàn tỉnh Tuyên Quang nói chung. Đây còn là cơ hội cung cấp nguồn giống tốt cho địa phương, cung cấp sức kéo cho sản xuất nông nghiệp và cung cấp nguồn thực phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng, góp phần nâng cao thương hiệu "Trâu Chiêm Hóa Tuyên Quang". Đối tượng sử dụng kết quả của dự án là các nhà sản xuất, các hợp tác xã, chủ nhãn hiệu tập thể (Hội Nông dân huyện Chiêm Hóa) và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến Nhãn hiệu tập thể. Nhãn hiệu tập thể sẽ tạo dựng được thương hiệu của sản phẩm "Trâu Chiêm Hóa Tuyên Quang", nâng cao giá trị sản phẩm, đảm bảo quyền lợi cho cả người sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, thúc đẩy phát triển chăn nuôi ổn định, thu hút và tạo việc làm tại chỗ có thu nhập tốt cho lao động khu vực nông thôn, góp phần tích cực vào mục tiêu xoá đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Chiêm Hóa. Trên cơ sở đó, tăng hiệu quả cho ngành sản xuất chăn nuôi, mở ra triển vọng áp dụng rộng rãi, khai thác có hiệu quả về điều kiện tự nhiên, đất đai, lao động, kỹ thuật chăn nuôi trâu của huyện Chiêm Hóa và toàn tỉnh Tuyên Quang.
Dự án thành công đã góp phần bảo vệ quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng; hình thành và nâng cao được nhận thức ở mọi người về giá trị của tài sản trí tuệ nói chung, nhãn hiệu tập thể nói riêng trong sản xuất nông nghiệp, từ đó họ gắn kết nhau cùng xây dựng, bảo vệ và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm đặc thù của địa phương mình; tạo công ăn, việc làm cho nhiều lao động tại địa phương, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất và tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương. Sự thành công của dự án còn có thể kéo theo việc phát triển các ngành nghề khác như: ngành chế biến thực phẩm, dịch vụ...Từ đó, góp phần vào quá trình sản xuất hàng hóa và phân công lao động trong nông thôn theo cung đoạn của quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ thực phẩm nông sản; đào tạo một hệ thống những người sản xuất, quản lý kinh doanh chuyên nghiệp về chăn nuôi trâu với kỹ thuật, kỹ năng và kiến thức trong phát triển chăn nuôi đảm bảo tính bền vững.

 

Tin cùng chuyên mục