,

Khoa học

Thông báo tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện đề tài, dự án năm 2020

          Ngày 19/12/2019, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang đã có Văn bản số 971/SKHCN-QLKH về việc thông báo tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì các đề tài, dự án thực hiện từ năm 2020.
           Dưới đây là nội dung thông tin tuyển chọn:

DANH MỤC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
TUYỂN CHỌN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CHỦ TRÌ THỰC HIỆN NĂM 2020

(Theo Văn bản số: 971/SKHCN-QLKH ngày 19 tháng 12 năm 2019
 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang)

        1. Đề tài: Chọn lọc, nhân giống và trồng mới giống mận bản địa trên địa bàn xã Hồng Thái, huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
         - Định hướng mục tiêu: Áp dụng các biện pháp kỹ thuật để chọn lọc, nhân giống và trồng mới cây mận bản địa trên địa bàn xã Hồng Thái, huyện Na Hang để phát triển thành cây hàng hoá có giá trị kinh tế của địa phương.
          - Dự kiến nội dung, quy mô: Đánh giá hiện trạng trồng cây mận tại địa phương; chọn lọc, nhân giống cây mận bản địa; Xây dựng mô hình trồng thâm canh giống mận bản địa quy mô 01 ha; Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn kỹ thuật nhân giống, trồng và chăm sóc cây mận bản địa.
          - Dự kiến sản phẩm: Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài; chọn lọc, nhân giống cây mận bản địa; 01 vườn ươm cây giống; Mô hình trồng thâm canh, quy mô 01 ha; 01 hướng dẫn kỹ thuật.

        2. Đề tài: Ứng dụng chuyển giao công nghệ bay không người lái phục vụ công tác tuần tra rừng và ứng phó sự cố thiên tai
         - Định hướng mục tiêu: Sử dụng thiết bị bay không người lái có chức năng cất, hạ cánh thẳng đứng để mang thả vật nặng, kéo dây ứng cứu nhanh, đáp ứng yêu cầu cứu hộ thiên tai và giám sát diễn biến trạng thái rừng.
         - Dự kiến nội dung, quy mô: Ứng dụng chuyển giao công nghệ; nghiên cứu thiết kế, chế tạo, lắp đặt thiết bị bay không người lái đáp ứng yêu cầu cứu hộ thiên tai và giám sát diễn biến trạng thái rừng; thử nghiệm và hoàn chỉnh thiết bị bay không người lái để ứng dụng vào thực tiễn. 
         - Dự kiến sản phẩm: Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài; 01 báo cáo đánh giá hiệu quả việc ứng dụng thiết bị; 01 thiết bị bay không người lái được ứng dụng vào thực tiễn; hướng dẫn vận hành thiết bị.

        3. Đề tài: Phát triển bền vững vùng sản xuất bưởi hàng hoá gắn với phát triển thương hiệu tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
         - Định hướng mục tiêu: Xây dựng cơ sở khoa học phục vụ đăng bạ chỉ dẫn địa lý "Yên Sơn" cho sản phẩm bưởi. Xây dựng các mô hình liên kết sản xuất bưởi hàng hoá theo chuỗi giá trị (nhân giống, trồng mới, thâm canh, bảo quản, tiêu thụ); Hoàn thiện các hướng dẫn kỹ thuật sản xuất bưởi hàng hoá.
         - Dự kiến nội dung, quy mô: Điều tra đánh giá xác định vùng xây dựng chỉ dẫn địa lý bưởi Yên Sơn; Nghiên cứu xác định các đặc thù về tính chất, chất lượng bưởi huyện Yên Sơn; Xây dựng mô hình liên kết sản xuất bưởi hàng hoá theo chuỗi giá trị tại huyện Yên Sơn.
         - Dự kiến sản phẩm: Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài; Hệ thống bản đồ xác định vùng tương ứng với chỉ dẫn địa lý "Yên Sơn" cho sản phẩm bưởi. Mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị (nhãn hiệu hàng hoá bưởi đặc sản Yên Sơn; mã truy xuất nguồn gốc cho bưởi đặc sản huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang).

        4. Đề tài: Nghiên cứu đề xuất giải pháp xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn liền với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
         - Định hướng mục tiêu: Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang thời gian qua, đề xuất giải pháp đẩy mạnh xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh thời gian tới.
         - Dự kiến nội dung, quy mô: Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại tỉnh Tuyên Quang; Phân tích các tiềm năng lợi thế; định hướng, giải pháp ứng dụng công nghệ cao phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2030; Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.
         - Dự kiến sản phẩm: Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài; Cơ sở dữ liệu về hiện trạng và xu hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ; hệ thống giải pháp; mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

        5. Đề tài: Đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc làm nguyên liệu và chế biến sản phẩm dược liệu (OCOP) tại chỗ; đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững một số loài có giá trị trên địa bàn huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.
         - Định hướng mục tiêu: Đánh giá nguồn tài nguyên cây thuốc trên địa bàn huyện Lâm Bình; Xây dựng mô hình chế biến 01 sản phẩm dược liệu và xây dựng 01 vườn mẫu cây thuốc; đề xuất giải pháp phát triển bền vững một số loài dược liệu tiềm năng của huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.
         - Dự kiến nội dung, quy mô: Điều tra, đánh giá thực trạng nguồn tài nguyên cây thuốc tại huyện Lâm Bình; Xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học về 01 cây dược liệu tiềm năng tại huyện Lâm Bình và xây dựng mô hình chế biến thành dược liệu (OCOP) tại chỗ; Xây dựng vườn mẫu 10 loài cây thuốc tiềm năng huyện Lâm Bình và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững một số loài có giá trị trên địa bàn huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.
         - Dự kiến sản phẩm: Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài; Báo cáo các chuyên đề; Danh lục các loài cây thuốc; mô hình chế biến sản phẩm dược liệu (OCOP) tại huyện Lâm Bình; vườn mẫu 10 loài cây thuốc tiềm năng của huyện Lâm Bình; các giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững một số loài có giá trị trên địa bàn huyện Lâm Bình.

        6. Đề tài: Ứng dụng công nghệ sinh sản gây rụng trứng chủ động hàng loạt nhằm cải tạo và nhân nhanh đàn trâu tỉnh Tuyên Quang.
         - Định hướng mục tiêu: Nâng cao năng suất sinh sản đàn trâu nhằm nhân nhanh đàn trâu tỉnh Tuyên Quang.
         - Dự kiến nội dung, quy mô: Đánh giá tình hình sinh sản và sinh trưởng của đàn trâu tại Tuyên Quang; Khám và điều trị bệnh sinh sản trên trâu; Nghiên cứu xác định thời điểm rụng trứng trên đàn trâu sau khi động dục; Gây động dục và rụng trứng chủ động trên trâu ở Tuyên Quang; Phối giống chủ động thời gian bằng thụ tinh nhân tạo và nhảy trực tiếp; Khám thai và gây động dục lại trên trâu không có chửa; Tăng cường năng lực cho học viên gồm đội ngũ bác sỹ thú y, dẫn tinh viên và người chăn nuôi trong nâng cao năng suất sinh sản đàn trâu tại Tuyên Quang.
         - Dự kiến sản phẩm: Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài; 200 nghé sinh ra bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo; 100 lượt người được đào tạo, tập huấn về kỹ thuật gây động dục chủ động và thụ tinh nhân tạo cho trâu; Hướng dẫn kỹ thuật gây động dục đồng loạt và thụ tinh nhân tạo.

        7. Đề tài: Nghiên cứu sự lưu hành và biện pháp phòng chống hiệu quả bệnh sán lá gan trên trâu, bò của tỉnh Tuyên Quang, ứng dụng chế phẩm sinh học trong xử lý phân trâu, bò để giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
         - Định hướng mục tiêu: Nghiên cứu sự lưu hành bệnh sán lá gan lớn trên đàn trâu, bò nuôi tại một số địa phương của tỉnh, xây dựng bản đồ dịch tễ, đề xuất biện pháp phòng chống bệnh hiệu quả, góp phần khống chế bệnh sán lá gan lớn cho trâu, bò trên địa bàn tỉnh, đồng thời ứng dụng chế phẩm sinh học trong xử lý phân trâu, bò góp phần làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
         - Dự kiến nội dung, quy mô: Nghiên cứu sự lưu hành bệnh sán lá gan lớn trên đàn trâu, bò tại tỉnh và xây dựng bản đồ sự lưu hành bệnh; Xác định loài sán lá gan gây bệnh trên trâu, bò tỉnh Tuyên Quang; Nghiên cứu đặc điểm gây bệnh của sán lá gan lớn cho trâu, bò; Xây dựng phác đồ điều trị bệnh sán lá gan; ứng dụng chế phẩm sinh học trong xử lý phân trâu, bò; Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh sán lá gan và biện pháp xử lý phân trâu, bò có hiệu quả.
         - Dự kiến sản phẩm: Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài; bản đồ dịch tễ sự lưu hành bệnh sán lá gan; phác đồ điều trị bệnh; tài liệu hướng dẫn phòng chống bệnh sán lá gan lớn trên đàn trâu, bò; cách sử dụng chế phẩm sinh học trong xử lý phân trâu, bò nhằm làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

        8. Đề tài: Nghiên cứu giải pháp phòng trừ bệnh vàng lá, thối rễ trên cây cam tại tỉnh Tuyên Quang.
         - Định hướng mục tiêu: Điều tra hiện trạng canh tác của người dân, mức độ nhiễm bệnh vàng lá, thối rễ tại vùng sản xuất cam sành Hàm Yên; Phân lập xác định được chủng loại nấm gây bệnh vàng lá, thối rễ trên vùng cam Hàm Yên; Nghiên cứu và tìm ra giải pháp nhằm hạn chế và phòng ngừa bệnh vàng lá, thối rễ trên cây cam tại huyện Hàm Yên.
         - Dự kiến nội dung, quy mô: Điều tra, đánh giá hiện trạng canh tác, mức độ nhiễm bệnh vàng lá, thối rễ của vùng sản xuất cam và đề xuất giải pháp; Nghiên cứu ứng dụng các biện pháp tổng hợp nhằm quản lý bệnh vàng lá, thối rễ trên cây cam;   Xây dựng mô hình phòng trừ bệnh vàng lá, thối rễ cam tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang; Tập huấn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ bệnh vàng lá, thối rễ trên cây cam.
         - Dự kiến sản phẩm: Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài; 5-10 ha mô hình phòng trừ bệnh vàng lá, thối rễ cam tại huyện Hàm Yên; Tập huấn cho 100 lượt người về kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ bệnh vàng lá, thối rễ trên cây cam.

        9. Đề tài: Thu thập, lưu giữ và ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo tồn và phát triển một số giống lan quý ở Tuyên Quang.
         - Định hướng mục tiêu: Thu thập được một số giống lan quý có giá trị khoa học và có giá trị kinh tế của Tuyên Quang; Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật lưu giữ, nhân giống và chăm sóc một số giống lan quý đã thu thập.
         - Dự kiến nội dung, quy mô: Thu thập, lưu giữ nguồn gen một số giống lan quý, có giá trị của Tuyên Quang; Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật lưu giữ các giống lan quý thu thập được; Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitro; Xây dựng mô hình trồng, phát triển các giống lan tạo ra từ nuôi cấy mô, quy mô 300-600 m2 (2.000-4.000 cây); Đào tạo 02 kỹ thuật viên nhân giống in vitro cây hoa lan.
         - Dự kiến sản phẩm: Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài; Thu thập, bảo tồn được 10-15 giống lan bản địa của Tuyên Quang; Tuyển chọn 3 giống lan quý, có giá trị kinh tế đưa vào nghiên cứu nhân giống in vitro; Tạo được 1.000-5.000 cây in vitro/giống; 500-2.000 cây/giống tại vườn ươm; 1-2 mô hình phát triển giống, diện tích 300m2/mô hình; Hướng dẫn kỹ thuật lưu giữ, bảo tồn một số giống lan quý. Hướng dẫn kỹ thuật nhân giống và sản xuất cây giống in vitro cho 03 giống lan có giá trị kinh tế; đào tạo 02 kỹ thuật viên.

        10. Đề tài: Nghiên cứu giải pháp nâng cao hoạt động xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp xã, góp phần nâng cao chỉ số cải cách hành chính của tỉnh Tuyên Quang.
         - Định hướng mục tiêu: Đánh giá thực trạng xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 vào hoạt động của UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Nghiên cứu giải pháp nâng cao hoạt động áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của UBND cấp xã, nhằm góp phần nâng cao chỉ số cải cách hành chính của tỉnh Tuyên Quang.

         - Dự kiến nội dung, quy mô: Nghiên cứu cơ sở lý luận; Điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001 vào hoạt động của UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hoạt động áp dụng, duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của UBND cấp xã; xây dựng 02 mô hình: Mô hình xây dựng, áp dụng, công bố Hệ thống quản lý chất lượng tại 15 UBND cấp xã; Mô hình áp dụng, duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng tại 15 UBND cấp xã.
         - Dự kiến sản phẩm: Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài; các báo cáo chuyên đề; Giải pháp nâng cao hoạt động áp dụng, duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động của UBND cấp xã; 02 mô hình: Mô hình xây dựng, áp dụng, công bố Hệ thống quản lý chất lượng tại 15 UBND cấp xã; Mô hình áp dụng, duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng tại 15 UBND cấp xã.

        11. Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ cấp huyện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
         - Định hướng mục tiêu: Đánh giá đúng thực trạng hoạt động khoa học và công nghệ tại 7 huyện, thành phố; Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ cấp huyện trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang;   Xây dựng 01 mô hình điểm để ứng dụng các giải pháp vào thực tiễn.
         - Dự kiến nội dung, quy mô: Nghiên cứu cơ sở lý luận; Khảo sát, điều tra đánh giá thực trạng về hoạt động khoa học và công nghệ tại 7 huyện, thành phố;   Phân tích, đánh giá kết quả đạt được, những mặt hạn chế, nguyên nhân của hạn chế và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động KH&CN cấp huyện; Xây dựng 01 mô hình điểm để ứng dụng các giải pháp vào thực tiễn; đánh giá hiệu quả và đề xuất nhân rộng.
         - Dự kiến sản phẩm: Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài; Các giải nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động KH&CN cấp huyện; Các báo cáo chuyên đề; 01 mô hình điểm ứng dụng các giải pháp.

        12. Đề tài: Đổi mới không gian, nội dung hoạt động, xây dựng "Lễ hội Thành Tuyên" trở thành sản phẩm du lịch bền vững mang lại hiệu quả kinh tế cao.
         - Định hướng mục tiêu: Đánh giá thực trạng, xác định những giá trị văn hoá của "Lễ hội Thành Tuyên"; Đề xuất giải pháp đổi mới không gian, nội dung nhằm xây dựng "Lễ hội Thành Tuyên" thành sản phẩm du lịch có tính bền vững.
         - Dự kiến nội dung, quy mô: Nghiên cứu cơ sở lý luận về lễ hội văn hoá gắn với phát triển du lịch; Đánh giá thực trạng, xác định những giá trị văn hoá của "Lễ hội Thành Tuyên"; Đề xuất giải pháp xây dựng "Lễ hội Thành Tuyên" trở thành sản phẩm du lịch văn hoá có tính bền vững phục vụ khách tham quan du lịch; xây dựng 01 mô hình điểm.
         - Dự kiến sản phẩm: Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài; báo cáo chuyên đề; Thiết kế không gian, nội dung ứng dụng trong Lễ hội Thành Tuyên; 01 mô hình điểm.

        13. Đề tài: Thiết kế chế tạo thiết bị và xây dựng giải pháp công nghệ cho hệ thống xử lý thông tin tích hợp trên nền tảng vạn vật kết nối IoT (Internet of Things) phục vụ công tác cảnh báo sạt lở trên hệ thống giao thông đường bộ tỉnh Tuyên Quang tại km 114+700, QL 2C.
         - Định hướng mục tiêu: Đánh giá tổng quan khả năng sạt trượt đất đá và giải pháp khắc phục của một số vị trí trọng yếu trên tuyến giao thông đường bộ trên quốc lộ  2C đoạn qua địa phận tỉnh Tuyên Quang; thiết kế, chế tạo và lắp đặt các hệ thống đo chuyển vị và góc dao động triệt tiêu được sai số tích luỹ ở tần số cao với sai số nhỏ, kết hợp với hệ thống đo độ ẩm và lưu lượng mưa trên nền tảng vạn vật kết nối IoT ứng dụng trong hệ thống cảnh báo sớm hiện tượng trượt đất đá trên hệ thống giao thông đường bộ của tỉnh Tuyên Quang.
         - Dự kiến nội dung, quy mô: Khảo sát thực trạng và lấy ý kiến chuyên gia đánh giá về khả năng sạt trượt đất đá trên tuyến giao thông đường bộ thuộc QL 2C đoạn qua địa phận tỉnh Tuyên Quang; đề xuất một số giải pháp khắc phục; Phát triển thuật toán khử sai số tích luỹ MEMS INS ứng dụng trong thiết kế thiết bị đo dao động và chuyển vị; khảo sát, lựa chọn cảm biến đa trục và giải pháp truyền thông tin, xây dựng kiến trúc hệ thống mạng cảm biến phục vụ công tác cảnh báo sớm; Xây dựng hệ thống mạng cảm biến và hệ thống giám sát trên nền tảng IoT và hệ thống phụ trợ.
         - Dự kiến sản phẩm: Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài; báo cáo đánh giá hiện trạng; giải pháp đề xuất; hệ thống cảnh báo; hệ thống phần mềm giám sát.

        14. Đề tài: Thực trạng và giải pháp quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.
         - Định hướng mục tiêu: Xây dựng giải pháp quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế, tăng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh; Ban hành mức doanh thu tối thiểu đối với từng loại phương tiện vận tải; Ban hành Quy chế phối hợp về công tác quản lý kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh.
         - Dự kiến nội dung, quy mô: Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang; Nghiên cứu cơ sở pháp lý, chính sách pháp luật thuế đối với kinh doanh vận tải; Đề xuất giải pháp, quy chế nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang những năm tiếp theo; Xây dựng Quy chế phối hợp về công tác quản lý kinh doanh vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh.
         - Dự kiến sản phẩm: Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài; các báo cáo chuyên đề; Các giải pháp, quy chế đề xuất; mô hình thí điểm; ban hành mức doanh thu; Quy chế phối hợp quản lý hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh.

        15. Đề tài: Nghiên cứu thực trạng tăng huyết áp và hiệu quả một số giải pháp dự phòng tăng huyết áp tại cộng đồng ở tỉnh Tuyên Quang.
         - Định hướng mục tiêu: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng tăng huyết áp tại cộng đồng và thực trạng quản lý, điều trị tăng huyết áp tại tỉnh Tuyên Quang; xây dựng mô hình và đánh giá hiệu quả của một số giải pháp can thiệp dự phòng tăng huyết áp.
         - Dự kiến nội dung, quy mô: Đánh giá thực trạng tăng huyết áp ở đối tượng từ 40 tuổi trở lên và việc thực hiện dự phòng biến chứng tăng huyết áp tại cộng đồng giai đoạn 2018-2020 trên địa bàn tỉnh; Phân tích một số yếu tố liên quan; Xây dựng mô hình và đánh giá hiệu quả các giải pháp dự phòng biến chứng tăng huyết áp tại cộng đồng sau can thiệp.
         - Dự kiến sản phẩm: Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài; Báo cáo các chuyên đề nghiên cứu; Các giải pháp can thiệp dự phòng tăng huyết áp tại cộng đồng; 01 mô hình áp dụng giải pháp tại 04 huyện, thành phố.

        16. Đề tài: Thúc đẩy du lịch Tuyên Quang bằng các phương tiện truyền thông mới.
         - Định hướng mục tiêu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn đề xuất biện pháp quảng bá những giá trị du lịch nổi bật của tỉnh Tuyên Quang đến du khách trong nước và quốc tế nhằm thu hút khách du lịch tới tỉnh Tuyên Quang.
         - Dự kiến nội dung, quy mô: Xây dựng các sản phẩm truyền thông hấp dẫn nhằm quảng bá các giá trị du lịch của tỉnh Tuyên Quang, giai đoạn từ 2020-2022; Quảng bá các giá trị du lịch của Tuyên Quang bằng các phương tiện truyền thông mới (Facebook, Google, Youtube…), từ 2020 - 2022; Đề xuất biện pháp đẩy mạnh truyền thông tổng thể nhằm thu hút du khách đến Tuyên Quang từ năm 2020 đến năm 2022.
         - Dự kiến sản phẩm: Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài; Các phim ngắn quảng bá các giá trị du lịch Tuyên Quang; Một kênh video trên mạng chia sẻ video trực tuyến Youtue về Tuyên Quang, mảnh đất - con người; Một trang Facebook riêng, phong phú thông tin về du lịch Tuyên Quang.

        17. Đề tài: Nghiên cứu biện pháp phân tích hàm lượng kim loại nặng trong lương thực, thực phẩm làm thức ăn hàng ngày tại một số khu vực dân cư tập trung của tỉnh Tuyên Quang, phục vụ công tác kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm.
         - Định hướng mục tiêu: Cơ sở khoa học và thực tiễn; Lấy mẫu phân tích, tìm ra hàm lượng các kim loại nặng trong lương thực, thực phẩm làm thức ăn hàng ngày (gạo rau, quả, thịt, cá,..) tại một số khu vực dân cư tập trung của tỉnh tỉnh; đánh giá nguy cơ ô nhiễm, nhiễm độc; đề xuất một số biện pháp phân tích và xử lý hàm lượng kim loại nặng trong lương thực, thực phẩm làm thức ăn hàng ngày (gạo, rau, quả, thịt, cá,..) phù hợp (nếu có).
         - Dự kiến nội dung, quy mô: Cơ sở khoa học và thực tiễn; Lấy các mẫu gạo, rau, quả, thịt, cá,… tại một số vùng dân cư tập trung trong tỉnh; Xử lý mẫu; Lập bảng số liệu thống kê kết quả phân tích thu được và so sánh với các giá trị tiêu chuẩn an toàn trong nước và quốc tế; đánh giá nguy cơ ô nhiễm, nhiễm độc; đề xuất một số biện pháp phân tích và xử lý hàm lượng kim loại nặng trong lương thực, thực phẩm làm thức ăn hàng ngày gạo, rau, quả, thịt, cá,… (nếu có).
         - Dự kiến sản phẩm: Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài; Báo cáo thực trạng; Biện pháp phân tích và xử lý.

        18. Đề tài: Lịch sử lực lượng vũ trang huyện Chiêm Hóa giai đoạn 1947-2017.
         - Định hướng mục tiêu: Nghiên cứu toàn diện sự ra đời, quá trình hình thành, xây dựng, chiến đấu của lực lượng vũ trang địa phương, giai đoạn 1947-2017, làm tư liệu nghiên cứu và giáo dục truyền thống lịch sử Lực lượng vũ trang địa phương.
         - Dự kiến nội dung, quy mô: Chủ trương, đường lối quân sự quốc phòng của Đảng và Nhà nước, vai trò tổ chức, lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, hoạt động của lực lượng vũ trang và quần chúng nhân dân giai đoạn 1947-2017;  Các sự kiện quân sự quốc phòng tiêu biểu của huyện Chiêm Hóa được diễn tả một cách cụ thể theo thời gian; Nghiên cứu biên soạn cuốn sách "Lịch sử lực lượng vũ trang huyện Chiêm Hóa, giai đoạn 1947-2017", theo phương pháp "Sử chính luận".
         - Dự kiến sản phẩm: Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài; Các báo cáo chuyên đề;   Cuốn sách "Lịch sử lực lượng vũ trang huyện Chiêm Hóa, giai đoạn 1947-2017".

        19. Đề tài: Nghiên cứu, đánh giá tác động của các chính sách do tỉnh ban hành đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015-2020 và đề xuất giải pháp cho giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030.    
         - Định hướng mục tiêu: Đánh giá tác động của các chính sách do tỉnh ban hành đến phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015-2020; đề xuất các giải pháp hoàn thiện, nâng cao tính khả thi các chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn tỉnh Tuyên Quang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
         - Dự kiến nội dung, quy mô: Cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá tác động chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn; Đánh giá thực trạng tác động của các chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2015-2020; Đề xuất các giải pháp nâng cao tính khả thi và hiệu quả phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Quang đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
         - Dự kiến sản phẩm: Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài; báo cáo chuyên đề; các giải pháp đề xuất.

        20. Dự án: Xây dựng vườn bách thảo đa dạng sinh học hình thành tập đoàn các loài cây gỗ bản địa đặc trưng của các vùng miền trong nước tại tỉnh Tuyên Quang.
         - Định hướng mục tiêu: Xây dựng vườn bách thảo đáp ứng yêu cầu sưu tập, bảo tồn, phát huy giá trị của các loài cây gỗ bản địa kết hợp nghiên cứu và giáo dục đào tạo.
         - Dự kiến nội dung, quy mô: Điều tra, đánh giá đặc điểm, sự phân bổ của các loài cây bản địa đặc trưng; Thiết kế, xây dựng vườn bách thảo tại phường An Tường, thành phố Tuyên Quang; Lựa chọn 100 loài cây trồng thành vườn bách thảo với quy mô 9.000 m².
         - Dự kiến sản phẩm: Báo cáo tổng hợp kết quả dự án; vườn bách thảo 9.000 m² với 100 loài cây gỗ; Danh mục và tiêu bản 100 loài cây gỗ bản địa.

        21. Dự án: Liên kết sản xuất rau an toàn trong nhà lưới với hệ thống tưới phun gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang.
         - Định hướng mục tiêu: Áp dụng công nghệ sản xuất thử nghiệm mô hình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm; tạo sản phẩm rau sạch, đảm bảo chất lượng.
         - Dự kiến nội dung, quy mô: Tiếp nhận chuyển giao quy trình kỹ thuật; Xây dựng mô hình liên kết sản xuất rau hàng hoá tập trung tại huyện Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang quy mô 2.000 m2 nhà lưới; Theo dõi, đánh giá kết quả mô hình; hoàn thiện hướng dẫn kỹ thuật.
         - Dự kiến sản phẩm: Báo cáo tổng hợp kết quả dự án; Hướng dẫn kỹ thuật; Mô hình sản xuất rau an toàn trong nhà lưới 2.000 m2.

        22. Dự án: Ứng dụng và chuyển giao công nghệ tạo ngọc từ loài trai đen cánh dầy (Hyriopsis cumingii Leo 1852) và trai xanh cánh mỏng (Cristaria bialata Leo 1857) tại hồ thủy điện Tuyên Quang
         - Định hướng mục tiêu: Ứng dụng và chuyển giao công nghệ tạo ngọc từ loài trai đen cánh dầy (Hyriopsis cumingii Leo 1852) và trai xanh cánh mỏng (Cristaria bialata Leo 1857) trong điều kiện nuôi tại hồ thủy điện Tuyên Quang.
         - Dự kiến nội dung, quy mô: Khảo sát, đánh giá sự phân bố của trai trong môi trường tự nhiên tại tỉnh Tuyên Quang; Đào tạo, tập huấn kỹ thuật nuôi trai nước ngọt lấy ngọc; Xây dựng mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc quy mô 100.000 con; Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật cấy ngọc trên hai loài trai đen cánh dầy và loài trai xanh cánh mỏng.
         - Dự kiến sản phẩm: Báo cáo tổng hợp kết quả dự án; Mô hình nuôi 100.000 con trai được cấy ngọc nhân tròn; 4 kỹ thuật viên được đào tạo thành thạo kỹ thuật nuôi trai lấy ngọc; 01 hướng dẫn kỹ thuật cấy ngọc trên hai loài trai đen cánh dầy và loài trai xanh cánh mỏng.

        23. Dự án: Xây dựng và phát triển thương hiệu chè Shan tuyết Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
         - Định hướng mục tiêu: Xây dựng và phát triển thương hiệu chè Shan tuyết Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm chè Shan tuyết Na Hang trên thị trường trong và ngoài nước; hướng tới xây dựng chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm chè Shan tuyết Na Hang, tỉnh Tuyên Quang.
         - Dự kiến nội dung, quy mô: Khảo sát, đánh giá tình hình sản xuất, tiêu thụ chè Shan tuyết trên địa bàn huyện Na Hang; Xây dựng mô hình sản xuất, chế biến chè Shan tuyết Na Hang, tỉnh Tuyên Quang; Đăng ký đăng bạ chỉ dẫn địa lý chè Shan tuyết Na Hang, tỉnh Tuyên Quang cho sản phẩm chè Shan tuyết; Xây dựng các điều kiện để quản lý và phát triển thương hiệu chè Shan tuyết Na Hang đã được xác lập quyền.
         - Dự kiến sản phẩm: Báo cáo tổng hợp kết quả dự án; Mô hình sản xuất, chế biến chè Shan tuyết Na Hang, tỉnh Tuyên Quang đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm; Logo, nhãn hiệu chè Shan tuyết Na Hang, tỉnh Tuyên Quang; Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chè Shan tuyết Na Hang, tỉnh Tuyên Quang; đăng bạ chỉ dẫn địa lý chè Shan tuyết Na Hang, tỉnh Tuyên Quang cho sản phẩm chè Shan tuyết; Kế hoạch quản lý và phát triển thương hiệu.

        * Điều kiện, hồ sơ đăng ký tuyển chọn:
         Được quy định tại Điều 7 và khoản 1, Điều 8 Quyết định số 25/2017/QĐ-UBND ngày 19/12/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định tổ chức thực hiện và quản lý các đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

        * Thời gian, nơi nhận hồ sơ đăng ký:
         - Thời hạn cuối cùng nhận hồ sơ: 16 giờ 30 phút ngày 25/02/2020.
         - Nơi nhận hồ sơ: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang, số 433, đường 17/8, phường Phan Thiết, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
         Chi tiết liên quan xin liên hệ: Phòng Kế hoạch và Quản lý Khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tuyên Quang. Điện thoại: 027 3823 611; 027 3922 089; 027 3818 269.

 

Tin cùng chuyên mục